Hoàn cảnh Nổi_tiếng_hơn_cả_Chúa_Giêsu

Tháng 3 năm 1966, tờ London Evening Standard cho ra mắt serie bài báo hàng tuần có tên "Mỗi Beatle sống ra sao?"[1], với sự tham gia lần lượt của John Lennon, Ringo Starr, George HarrisonPaul McCartney. Bài bào này là sản phẩm biên tập của nhà báo Maureen Cleave[1], vốn quen biết với ban nhạc và thông tin về họ ngay từ những ngày đầu thời kỳ Beatlemania ở Anh. 3 năm sau, bà viết rằng họ đã trở thành "những chàng thơ của vùng Merseyside"[1] và được họ đưa cùng trong chuyến lưu diễn đầu tiên của nhóm tại Mỹ vào tháng 2 năm 1964[1][2]. Trong serie bài báo về cuộc sống của họ vào năm 1966, bà quyết định phỏng vấn riêng lẻ từng người chứ không cùng phỏng vấn tất cả như thông thường[1].

Cleave phỏng vấn Lennon vào ngày 4 tháng 3 năm 1966. Tại căn nhà của anh ở Kenwood, Weybridge, bà tìm thấy một cây thập ác to bằng người thật, một bộ giáp thời Trung cổ[3] cùng với một thư viện nhỏ rất ngăn nắp với các tác phẩm của Alfred Tennyson, Jonathan Swift, Oscar Wilde, George Orwell, Aldous Huxley[4] và cuốn The Passover Plot của Hugh J. Schonfield vốn ảnh hưởng rất lớn tới Lennon về những quan điểm Kitô giáo[5]. Bài báo của Cleave nhấn mạnh Lennon "đọc rất kỹ về tôn giáo"[4] và trích dẫn lời bình luận của anh:

"Kitô giáo rồi sẽ biến mất. Nó sẽ bị phá hủy hoặc lu mờ. Tôi chẳng cần phải tranh luận về điều này; tôi có lý và tôi sẽ chứng minh điều đó. Giờ chúng tôi còn nổi tiếng hơn cả Chúa Giêsu – tôi còn không rõ rằng cái gì sẽ biến mất trước, giữa rock 'n' roll và Kitô giáo. Chúa Giêsu luôn đúng, nhưng quan điểm của ông là mờ mịt và tầm thường. Nghe những điều đó lẫn lộn vào nhau thực sự hủy hoại con người tôi."[4][6]

Bài báo của Cleave được công bố vào tháng 3 năm 1966 và không được công chúng Anh quan tâm[7]. Ảnh hưởng giảm dần của nhà thờ và của Kitô giáo không còn gì là bí mật và bản thân họ cũng đang cố gắng thay đổi để thích nghi với thời kỳ hiện đại[7]. Nhà nghiên cứu âm nhạc Jonathan Gould viết "Nghề hài hước châm biếm bỗng có mảnh đất màu mỡ khi khai thác chủ đề về nhà thờ nhằm cố biến chúng trở nên có ý nghĩa hơn ("Đừng gọi tôi là cha xứ, hãy gọi bằng tên tôi Dick...")[gc 1][7]". Năm 1963, giám mục vùng Woolwich John A. T. Robinson cho phát hành cuốn sách gây tranh cãi Honest to God, kêu gọi toàn thể mọi người từ bỏ những giáo điều từ nhà thờ truyền thống cũng như quan niệm Chúa là "người trời", thay vào đó cần quan tâm hơn tới tình yêu nhân loại[7]. Tác phẩm Religion in Secular Society của Bryan R. Wilson vào năm 1966 cho rằng việc phi tôn giáo hóa tại Anh khiến các nhà thờ ngày một bị bỏ bê. Tuy nhiên, tại Mỹ, nhà thờ vẫn là một địa điểm quan trọng của công chúng[8].

Cả McCartney và Harrison đều có tên thánh, nhưng không một ai lại theo đạo Kitô[9]. Vào thời kỳ đầu của Beatlemania, ban nhạc có liên lạc với Revd Ronald Gibbons – người sau này viết rằng ấn bản ca khúc "O Come, All ye Faithful" của The Beatles có thể được sử dụng bởi các nhà thờ ở Anh "với một khẩu súng trên tay khi cần thiết"[7].

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nổi_tiếng_hơn_cả_Chúa_Giêsu http://articles.cnn.com/2010-04-12/entertainment/r... http://books.google.com/books?id=YJUWJhIbkccC&vq http://www.houstonpress.com/music/seriously-are-th... http://inewp.com/?tag=losservatore-romano http://www.philstar.com/entertainment/2015/03/31/1... http://www.catholicculture.org/news/headlines/inde... http://www.telegraph.co.uk/culture/music/rockandja... http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/europe/v... https://www.nytimes.com/2010/04/13/arts/music/13ar... https://archive.org/details/cometogetherjohn00jonw